Nếu bạn là người làm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, công trình hoặc gia công cơ khí chắc hẳn đã quá quen thuộc với định nghĩa “Tiêu chuẩn ASTM”. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn đọc quan tâm nhưng lại chưa hiểu sâu về “Tiêu chuẩn ASTM là gì?”. Hãy cùng Wise tìm hiểu chi tiết qua các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tiêu chuẩn ASTM là gì?

ASTM International hay còn gọi là ASTM Quốc Tế tiền thân của nó chính là Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ tên tiếng anh American Society for Testing and Materials, là tổ chức dẫn đầu toàn cầu trong việc phát triển các tiêu chuẩn đồng thuận tự nguyện được sử dụng bởi các cá nhân, công ty và các tổ chức khác trên khắp thế giới.
ASTM phục vụ cho các ngành công nghiệp trải rộng từ: luyện kim, xây dựng, dầu khí cho đến sản phẩm tiêu dùng. Và khi những ngành công nghiệp mới ra đời như công nghệ sinh học, công nghệ Nano ngày càng phát triển thông qua việc tiêu chuẩn hóa, thì rất nhiều những tiêu chuẩn mới ra đời được lấy từ ATSM.
ASTM tương tự như là giấy thông hành trong chiến lược thương mại toàn cầu hóa của một doanh nghiệp. Cho dù đó là những doanh nghiệp thuộc Fortune 500 hay chỉ là những công ty khởi nghiệp non trẻ, ASTM đều có thể góp phần làm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hiện nay bộ tiêu chuẩn được công bố từ ASTM là thước đo kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất trên khắp thế giới. Tiêu chuẩn an toàn ASTM đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo vật liệu có chất lượng cao và hoạt động chính xác. Hiện nay đây là một tổ chức quốc tế với khoảng 12.575 tiêu chuẩn được công bố trên toàn cầu, có 140 nước tham gia cùng hơn 30.000 tình nguyện viên, 90.000 khách hàng trên toàn thế giới bao gồm có các nhà sản xuất, phòng thí nghiệm, nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ,…
2. Lịch sử hình thành tổ chức ASTM
Cho tới thời điểm hiện nay, những tiêu chuẩn mà tổ chức ASTM của Hoa Kỳ đưa ra đều nhận được sự thừa nhận từ quốc tế. Ngoài định nghĩa tiêu chuẩn ASTM là gì, hãy cùng tìm hiểu về thời điểm ra đời của tổ chức này:
- ASTM ra đời vào năm 1989, thời điểm mà ngành công nghiệp đường sắt được đánh giá là phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, lại có khá nhiều trường hợp gãy, vỡ đường sắt đã xảy ra. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của ngành công nghiệp nhiều tiềm năng này. Chính vì thế mà một nhóm các kỹ sư, các nhà khoa học đã tụ họp lại với người dẫn đầu chính là Charles Benjamin Dudley và thành lập nên ASTM.
- Cái tên ban đầu của ASTM chính là Hiệp hội Mỹ về Thí nghiệm vật liệu, không lâu sau thì đổi thành cái tên Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ. Đến năm 2001 thì có tên là ASTM International.
- Tổ chức tiêu chuẩn ASTM Hoa Kỳ được xem là tổ chức có sự ra đời sớm hơn khá nhiều các tổ chức về tiêu chuẩn khác trên thế giới như: BSI vào năm 1901, IEC vào năm 1906, DIN năm 1917, ANSI năm 1918, AFNOR vào năm 1926 và ISO năm 1947.
- Hiện nay, Trụ sở chính của tổ chức là ở West Conshohocken, Pennsylvania, khoảng 5 dặm (8,0km) về phía tây bắc của Philadelphia. Chủ tịch Hiệp hội là James A. Thomas đảm trách từ 1992.
3. Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ASTM
Các tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi bởi các kỹ sư, nhà khoa học, kiến trúc sư và các cơ quan chính phủ để đảm bảo chất lượng và tính nhất quán của vật liệu. Mặc dù các tiêu chuẩn này là tự nguyện, nhưng chúng là bắt buộc khi được trích dẫn trong hợp đồng, bộ luật, quy định hoặc luật của chính phủ.
Tiêu chuẩn ASTM rất cần thiết trong việc phân loại và đánh giá các tính chất vật liệu, hóa học, cơ học và luyện kim của kim loại, hướng dẫn các nhà sản xuất sản phẩm hướng tới quy trình xử lý và ứng dụng phù hợp. Các tổ chức và cá nhân có thể sử dụng trang web ASTM để tìm kiếm gần 13.000 tiêu chuẩn có sẵn trong bất kỳ ngành nào liên quan.
4. 6 chủ đề chính trong tiêu chuẩn ASTM là gì?
Từ những thông tin trên có lẽ bạn đọc đã hiểu về tiêu chuẩn ASTM là gì, sau đây là 6 chủ đề mà tổ chức ASTM đã ban hành cho tới thời điểm hiện tại:
- Tiêu chuẩn về tính năng kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm & thử nghiệm.
- Tiêu chuẩn về thực hành.
- Tiêu chuẩn về hướng dẫn.
- Tiêu chuẩn về phân loại.
- Tiêu chuẩn về các thuật ngữ.
5. 15 lĩnh vực trong “Annual Book of ASTM Standards”
- Các sản phẩm sắt thép đặc biệt là các sản phẩm đường ống như: mặt bích, đường ống, van công nghiệp
- Các sản phẩm kim loại màu
- Quy trình phân tích & phương pháp kiểm tra kim loại
- Xây dựng
- Các sản phẩm dầu mỏ, dầu nhờn & nhiên liệu khoáng
- Sơn, hợp chất thơm và các hợp chất phủ
- Dệt may
- Nhựa Plastics
- Cao su
- Điện tử và cách điện
- Công nghệ môi trường và nước
- Năng lượng địa nhiệt, mặt trời và hạt nhân
- Dịch vụ và dụng cụ y tế
- Thiết bị và phương pháp nói chung
- Các sản phẩm nói chung, hóa học & sản phẩm sử dụng cuối cùng
6. Mục tiêu chiến lược của ASTM
Khả năng lãnh đạo
Thúc đẩy sự tập trung vào an toàn sức khỏe cộng đồng mở rộng vị trí dẫn đầu trong cộng đồng tiêu chuẩn, và mở rộng việc sử dụng quốc tế các sản phẩm và dịch vụ ASTM.
Chuyên môn hóa kỹ thuật toàn cầu
Thu hút và giữ chân các chuyên gia kỹ thuật từ khắp nơi trên thế giới bằng cách tạo ra một môi trường hợp tác chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người tham gia.
Phát triển nội dụng kỹ thuật
Luôn có liên quan đồng thời liên tục nâng cao chất lượng kỹ thuật của các tiêu chuẩn và nội dung liên quan bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng phát triển tốt nhất có thể mở rộng.
Nhà cung cấp dịch vụ
Hiểu nhu cầu xã hội hóa toàn cầu và các bên liên quan đến dịch vụ thông qua việc tích hợp các sản phẩm và sự sáng tạo.
Sức sống của tổ chức
Cung cấp văn hóa tổ chức về dịch vụ và đổi mới với các nguồn lực thích hợp để đạt được sứ mệnh của ASTM – được định vị để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường.
7. Một số điều đáng chú ý về ASTM International
- Tính mở: Các thành viên đến từ hơn 140 quốc gia đại diện cho gần 90% dân số thế giới.
- Minh bạch: Quy trình phát triển tiêu chuẩn của ASTM luôn sẵn sàng và mở bất cứ lúc nào cho tất cả các bên quan tâm.
- Liên quan: Hơn 6.700 tiêu chuẩn ASTM đã được thông qua làm cơ sở cho tiêu chuẩn quốc gia hoặc được tham chiếu trong các quy định ở các quốc gia bên ngoài Hoa Kỳ.
- Hướng tới tương lai: ASTM đầu tư rất nhiều vào công nghệ. VD: đăng ký hạng mục công việc và hệ thống bỏ phiếu trực tuyến để nâng cao tính minh bạch của quy trình phát triển tiêu chuẩn.
- Toàn cầu: Một nửa tiêu chuẩn của ASTM được phân phối bên ngoài Hoa Kỳ; ASTM đã ký các biên bản với hơn 90 cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực.
- Hợp tác: Trong hơn 115 năm, ASTM đã là một diễn đàn nơi các bên liên quan trong ngành và chính phủ cùng nhau tạo ra các tiêu chuẩn tác động đến con người ở khắp mọi nơi.