Đơn vị đo áp suất là gì ? Bảng quy đổi giữa các đơn vị đo

Là một trong số những đơn vị đo phổ biến nhất không chỉ được sử dụng trong công nghiệp mà ngay cả dân dụng cũng rất nhiều người bắt gặp đó chính là đơn vị đo áp suất. Đây là một trong số những đơn vị đo gắn liền với thương hiệu đồng hồ áp suất Wise chúng tôi. Vì thế trong khuôn khổ bài viết này Wise Việt Nam sẽ giới thiệu khái niệm, các đơn vị đo áp suất là gì và bảng quy đổi giữa các đơn vị đó, cùng toàn bộ những cầu hỏi liên quan.

1. Đơn vị đo áp suất là gì ?

Trong cuộc sống kể cả dân dụng lẫn công nghiệp hẳn chúng ta sẽ biết đến rất nhiều đơn vị đo chẳng hạn: đo chiều dài, đo nhiệt độ, đo khối lượng, đo thể tích,… và để đo áp suất, đo áp lực người ta sử dụng các loại đồng hồ đo áp suất khác nhau, mỗi loại đồng hồ cũng cần có đơn vị đo.

Vậy đơn vị đo áp suất là gì?

Đơn vị đo áp suất là đơn vị dùng để xác định chỉ số áp lực, áp suất của các môi trường chất khí, chất lỏng từ đó xác định và giám sát được giá trị áp suất của môi chất sử dụng.Đơn vị đo áp suất là gì ?

2. Nguồn gốc có nhiều đơn vị đo áp suất khác nhau

Hiện nay trên thế giới có nhiều đơn vị đo áp suất khác nhau và ở mỗi khu vực, vùng lãnh thổ lại sử dụng 1 đơn vị hoàn toàn khác nhau. Vậy nguyên nhân nào khiến xuất hiện nhiều đơn vị đo áp suất như vậy:

  • Ảnh hưởng của các cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật từ những nước tiên tiến, nước lớn nên họ tạo ra các đơn vị khác nhau để phục vụ việc nghiên cứu và phát triển.
  • Mỗi quốc lớn này lại dẫn đầu trong các cuộc nghiên cứu và phát triển công nghiệp vì thế sau này những thiết bị họ sản xuất ra sẽ sử dụng những đơn vị đo áp suất này của họ.

3. Các khu vực chi phối đơn vị đo áp suất quốc tế

Như chúng tôi đã trình bày ở trên những khu vực – vùng lãnh thổ có sự phát triển mạnh của nền khoa học – kỹ thuật sẽ chi phối mạnh đến các đơn vị đo áp suất. Vì thế chúng tôi thống kê 3 vùng lãnh thổ ảnh hưởng lớn nhất đến các đơn vị đo áp suất này gồm:

3.1 > Quốc gia Mý – USA

Có thể nói Mỹ là một trong những quốc gia tiên phong và luôn dẫn đầu trong nghành công nghiệp đo lường. Và không khó hiểu khi họ có riêng cho mình một số đơn vị đo. Hiện nay Mỹ thường sử dụng đơn vị đo là: Psi, Ksi…

3.2 > Khu vực châu Âu

Châu Âu cũng được biết đến là một trong những nền công nghiệp phát triển và công nghiệp đo lường cũng là một thế mạnh tại đây, đặc biệt là các quốc gia Anh – Pháp – Đức. Và tại đây người ta sử dụng các đơn vị đo áp suất là: bar, mbar…

3.3 > Khu vực châu Á

Mặc dù nền văn minh, nền công nghiệp của châu Á phát triển sau nhưng với sự dẫn đầu từ Nhật Bản, Hàn Quốc thì tại khu vực này cũng có cho mình những đơn vị đo áp suất riêng biệt để sử dụng đó chính là: Pa, Mpa, Kpa…

4. Chi tiết các đơn vị đo áp suất

Để các bạn có thể hiểu và nắm bắt một cách sâu sắc về các đơn vị đo áp suất, Wise Việt Nam xin chia sẻ chi tiết:

4.1 > Đơn vị đo áp suất ( Bar )

Có thể nói tại Việt nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, đơn vị đo áp suất bar là đơn vị đo áp suất phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi nhất. Và  đơn vị đo áp suất Bar chính là một đơn vị đo lường áp suất nhưng không phải là một đơn vị đo của hệ thống đơn vị quốc tế (SI), mà được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy – Vilhelm Bjerknes ( là một trong những người tiên phong dự báo thời tiết hiện đại ).

Đơn vị đo áp suất ( Bar )

Đơn vị đo áp suất Bar này được sử dụng rộng rãi và nhiều nhất ở châu Âu, phổ biến ở các nước có nền công nghiệp phát triển như: Anh, Đức, Pháp…

Một số đơn vị tương đồng sử dụng cùng với Bar là: mbar, kbar…

4.2 > Đơn vị đo áp suất ( Pa )

Đơn vị đo áp suất Pa hay còn gọi là Pascal chính là đơn vị đo áp suất lâu đời nhất và được sử dụng trong hệ đo lường của quốc tế, được đặt theo tên của nhà toán học – vật lý Blaise Pascal ( người Pháp)

1 pascal áp suất được tính bằng áp lực 1 newton tác dụng lên bề mặt có diện tích 1 mét vuông (1 Pa = 1 N/m² ). Áp suất 1 Pa rất nhỏ, xấp xỉ bằng áp lực 1 đồng xu đặt lên bàn.

Mặc dù có nguồn gốc từ Pháp – Châu Âu nhưng đơn vị Pa lại được các nước châu Á sử dụng rất nhiều. Đơn vị này được ứng dụng để áp dụng vào các ngành công nghiệp và xây dựng như: sản xuất thép, điện, nước thải, …

4.3 > Đơn vị đo áp suất ( Kpa )

Kpa là tên viết tắt của Kilopascal cũng chính là nằm trong cùng hệ đo lường với Pa, thực chất nó chỉ là biến thể của Pa nhằm có 1 đơn vị đo lớn hơn cho những trường hợp có chỉ số quá lớn.

Quy đổi giữa 2 đơn vị này:  1 Kpa = 1000 Pa

Như vậy việc ra đời đơn vị Kpa giúp chúng ta không phải điền thêm rất nhiều số 0 đằng sau trong quá trình đo áp suất. Kpa được sử dụng nhiều nhất để đo áp suất của chất lỏng và chất khí.

Đơn vị đo áp suất ( Kpa )

4.4 > Đơn vị đo áp suất ( MPa )

Mpa là tên viết tắt của Mega Pascal cũng là một đơn vị đo trong hệ đo lường với Pa, nó cũng là biến thể và là bội số của đơn vị Kpa, Pa nhằm có hiển thị chỉ số nhỏ của những áp suất lớn và rất lớn.

Và cách quy đổi giữa các hệ này là:  1 Mpa =  1.000 Kpa = 1.000.000 Pa

Dưới đây là toàn bộ quy đổi đơn vị này với các đơn vị đo áp suất hiện hành ngày nay

  • 1Mpa = 145.04 psi
  • 1MPa = 10000 mbar
  • 1Mpa = 10 bar
  • 1Mpa = 9.87 atm
  • 1Mpa = 1000000 Pa
  • 1Mpa = 1000Kpa
  • 1Mpa = 101971.6 mmH20
  • 1Mpa = 4014.6 in.H20
  • 1Mpa = 7500.6 mmHg
  • 1Mpa = 295.3 in.Hg
  • 1Mpa = 10.2 kg/cm2
  • 1 mpa = 10.1972 kgf/cm²

Cần lưu ý rằng các quốc gia châu Á thường rất hay sử dụng các đơn vị đo áp suất như Pa, Kpa, Mpa. Thông thường nó được sử dụng trong các đồng hồ đo của máy nén khí, áp suất lò hơi, áp suất thủy lực,…

Đơn vị đo áp suất ( MPa )

4.5 > Đơn vị đo áp suất ( Psi )

Psi (viết tắt của Pounds per square inch) – đây là đơn vị được sử dụng nhiều ở khu vực Mỹ – Bắc Mỹ. Đơn vị này được sử dụng để đo áp suất của khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực).

Nếu quy đổi giá trị giữa đơn vị Psi với Bar thì nó sẽ tương đương: 1 Psi = 0.0689 Bar

PSI thường dùng trong các ứng dụng như đo áp suất của khí (áp suất khí nén) hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực).

PSI cũng được sử dụng như một thước đo độ bền bằng lực kéo, được định nghĩa là khả năng chống chịu lực kéo và cường độ mô đun đàn hồi, được định nghĩa là khả năng chống biến dạng, điều khiển độ cứng của vật liệu.

4.6 > Đơn vị đo áp suất ( Atm )

Atm – Atmotphe (chính là viết tắt của Standard atmosphere ) là đơn vị đo áp suất không thuộc đơn vị đo lường quốc tế SI, được Hội nghị toàn thể về Cân đo lần thứ 10 thông qua.

Đơn vị tính 1 atm tương đương với áp suất của cột thủy ngân cao 760 mm tại nhiệt độ 0 °C (tức 760 Torr) dưới gia tốc trọng trường là 9,80665 m/s².

Quy đổi đơn vị đo áp suất Atmotphe (atm): 1 atm = 101325 Pa và 1 atm = 1 bar.

Ứng dụng

Đơn vị Atmotphe (atm) thường được sử dụng để đo áp suất khí quyển.

4.7 > Đơn vị đo áp suất ( Kgf/cm2 )

Đây cũng chính là một trong những đơn vị đo áp suất được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nó không chỉ được sử dụng nhiều ở Việt Nam mà ngay cả ở các nước chấu Á, châu Âu, châu Mỹ cũng được sử dụng rất nhiều.

Đặc biệt với đơn vị đo áp suất này thì người ta ứng dụng nó cũng trong rất nhiều lĩnh vực từ: thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, nhà máy – công nghiệp sản xuất….

Đơn vị đo áp suất ( Kgf/cm2 )

Dưới đây là bảng quy đổi của đơn vị này với các đơn vị đo áp suất khác

  •  1 kgf/cm² = 0.098067 Mpa (Megapascals)
  •  1 kgf/cm² = 0.980665 Bar
  •  1 kgf/cm² = 10000 kgf/m²
  •  1 kgf/cm² = 98066.52 Pascals
  •  1 kgf/cm² = 98066.52 N/m2

5. Quy đổi giữa các đơn vị đo áp suất là gì ?

Với mỗi quốc gia, với mỗi vùng lãnh thổ người ta lại sử dụng 1 vài đơn vị đo áp suất khác nhau. Vì thế để đồng nhất đơn vị đo áp suất trong nhà máy, trong hệ thống thì nhất định cần phải quy đổi giữa các đơn vị với nhau.

1 bar      =            0.1 Mpa ( megapascal )

1 bar      =            1.02 kgf/cm2

1 bar      =            100 kPa ( kilopascal )

1 bar      =            1000 hPa ( hetopascal )

1 bar      =            1000 mbar ( milibar )

1 bar      =            10197.16 kgf/m2

1 bar      =            100000 Pa ( pascal )

Tính theo ” áp suất ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn 

1 bar      =            0.99 atm ( physical atmosphere )

1 bar      =            1.02 technical atmosphere

Tính theo ” hệ thống cân lường ” qui đổi theo đơn vị áp suất 1 bar chuẩn

1 bar      =            0.0145 Ksi ( kilopoud lực trên inch vuông )

1 bar      =            14.5 Psi ( pound lực trên inch vuông )

1 bar      =            2088.5 ( pound per square foot )

Tính theo  ” cột nước ”  qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar 

1 bar      =            10.19 mét nước  ( mH2O )

1 bar      =            401.5 inc nước ( inH2O )

1 bar      =            1019.7 cm nước ( cmH2O )

Tính theo  ” thuỷ ngân  ” qui đổi theo đơn vị áp suất chuẩn 1 bar

1 bar       =            29.5 inHg ( inch of mercury )

1 bar       =            75 cmHg ( centimetres of mercury )

1 bar       =           750 mmHg ( milimetres of mercury )

1 bar       =            750 Torr

6. Bảng quy đổi chi tiết giữa các đơn vị đo áp suất với nhau

Nhằm cho quý khách hàng tiện tham khảo và tra cứu, Wise Việt Nam chúng tôi xin chia sẻ bảng quy đổi chi tiết giữa các đơn vị đo áp suất với nhau

Bảng quy đổi áp suất